Một trong những lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ tự động hóa là sản xuất. Đối với nhiều người, tự động hóa có thể hiểu luôn là tự động hóa sản xuất. Bài viết này định nghĩa các loại tự động đưa ra các ví dụ về các hệ thống tự động được sử dụng trong sản xuất.
Có thể phân biệt ba loại tự động hóa trong sản xuất: (1) tự động hóa cố định (fixed automation) , (2) tự động hóa có thể lập trình (programmable automation) và (3) tự động hóa linh hoạt (flexible automation).
Tự động hóa cố định
Tự động hóa cố định đề cập đến một cơ sở sản xuất tự động trong đó trình tự thao tác của thiết bị được cố định bởi cấu hình. Trên thực tế, các lệnh được lập trình được chứa trong máy dưới dạng cam, bánh răng, hệ thống dây điện và các phần cứng khác mà không thể dễ dàng thay đổi từ kiểu sản phẩm này sang kiểu sản phẩm khác. Hình thức tự động hóa này có đặc điểm là chi phí đầu tư ban đầu cao và tỷ lệ sản xuất cao. Do đó nó phù hợp với các sản phẩm được sản xuất với khối lượng lớn. Ví dụ về tự động hóa cố định bao gồm dây chuyền gia công được tìm thấy trong ngành công nghiệp ô tô, máy lắp ráp tự động và các quy trình hóa học nhất định.
Tự động hóa lập trình
Tự động hóa lập trình là hình thức tự động hóa để sản xuất sản phẩm theo lô. Các sản phẩm được làm với số lượng hàng loạt từ vài chục đến vài nghìn chiếc một lúc. Đối với mỗi lô mới, thiết bị sản xuất phải được lập trình lại và thay đổi để phù hợp với kiểu dáng sản phẩm mới. Việc lập trình lại và chuyển đổi này cần thời gian để hoàn thành và có một khoảng thời gian “không hiệu quả”, sau đó là quá trình sản xuất cho mỗi lô mới. Tốc độ sản xuất trong tự động hóa lập trình thường thấp hơn so với tự động hóa cố định, vì thiết bị được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sản phẩm hơn là chuyên môn hóa sản phẩm.
Máy công cụ điều khiển số là một ví dụ điển hình về tự động hóa có thể lập trình được. Chương trình được mã hóa trong bộ nhớ máy tính cho từng kiểu dáng sản phẩm khác nhau và máy công cụ được điều khiển bởi chương trình máy tính. Robot công nghiệp là một ví dụ khác.
Tự động hóa linh hoạt
Tự động hóa linh hoạt là mở rộng của tự động hóa có thể lập trình. Điểm bất lợi của tự động hóa lập trình là thời gian cần thiết để lập trình lại và thay đổi thiết bị sản xuất cho mỗi lô sản phẩm mới. Điều này làm mất một khoảng thời gian sản xuất, gây tốn kém chi phí. Trong tự động hóa linh hoạt, sự đa dạng của các sản phẩm được giới hạn đủ để việc thay đổi thiết bị có thể được thực hiện rất nhanh chóng và tự động.
Việc lập trình lại thiết bị trong tự động hóa linh hoạt được thực hiện ngoại tuyến; nghĩa là, việc lập trình được thực hiện tại một thiết bị đầu cuối máy tính mà không cần sử dụng chính thiết bị sản xuất. Theo đó, không cần phải nhóm các sản phẩm giống hệt nhau thành lô; thay vào đó, tổng hợp nhiều các sản phẩm khác nhau có thể được sản xuất ngay sau đó.
Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và nguồn lực của khách hàng, khách hàng có thể lựa chọn hình thức tự động hóa phù hợp. Hiện tại VISC cung cấp các giải pháp tự động hóa đa dạng về hình thức, lĩnh vực. Tham khảo tại đây.
(bài viết tham khảo: Britannica – Manufacturing Applications Of Automation And Robotics)